Bạn có biết trà hoa cúc không chỉ có mùi vị thơm ngon, dễ chịu, giúp thư giãn đầu óc và xua tan mệt mỏi, mà đối với y học cổ truyền của nước ta, trà hoa cúc còn là một trong những vị thuốc có tính hàn, tốt cho cơ thể nhưng lại có mùi vị cực kì dễ uống và hầu hết ai cũng có thể dùng được (thay vì đắng và có vị tệ như những loại dược liệu khác). Trong bài viết này, sức khỏe vabuta sẽ giới thiệu một cách chi tiết và đầy đủ nhất về trà hoa cúc, cũng như cách pha thơm ngon, bổ dưỡng nhất dành cho bạn, mời xem chi tiết bên dưới nha.
Biết gì về trà hoa cúc
Trà hoa cúc chắc ai cũng biết rồi, nó đơn giản chỉ là những nhánh hoa cúc xinh tươi, đẹp đẽ và có hương thơm quyến rũ được thu hái cẩn thận, sấy khô với nhiệt độ vừa đủ để đảm bảo nước trà thảo mộc của chúng ta chất lượng nhất, thơm ngon nhất và phát huy công dụng an thần, dễ ngủ tốt nhất.
Theo y học cổ truyền của nước Việt Nam ta, trà hoa cúc có vị đắng, cay nhẹ, tính hàn (mát), nên có công dụng thanh nhiệt, giải độc và cải thiện cực tốt cho những ai đang mắc phải tình trạng suy nhược thần kinh. Một phần vì hương thơm của trà hoa cúc rất dịu và dễ ngửi, càng ngửi lâu đầu óc càng thấy thanh tịnh, an nhiên và đẩy lùi được căng thẳng mệt mỏi nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Phân loại trà hoa cúc
Dựa theo kinh nghiệm bao nhiêu năm trong việc uống trà hoa cúc của sức khỏe vabuta, thì mình tự phân loại trà hoa cúc dựa trên đặc tính sấy và thu hái hoa cúc lúc nào, rồi mới đến màu sắc và chủng loại, thành ra có phần hơi khác với những cách phân loại khác trên mạng, các bạn cứ tham khảo thử nhé:
- Trà nụ hoa cúc (còn gọi cúc búp): Đây là loại trà thu hoạch từ những bông cúc chưa nở rộ, còn trong hình thù búp búp là người ta đã thu hoạch. Điểm cộng tuyệt vời của loại này đó là lưu hương cực lâu, gần như chẳng ai dùng chất bảo quản cho loại này, và bạn nào có thói quen uống trà và châm nước 2-3 lần sau khi uống hết, thì lời khuyên chân thành và nồng thắm nhất là bạn nên chọn loại trà nụ hoa cúc này nhé, vì mấy lần.
- Trà hoa cúc nở rộ: Chủ yếu có 2 màu là cúc vàng và cúc trắng (hay còn gọi là cúc la mã), nghe là các bạn có thể hình dung ra là loại này người ta thu hoạch loại cúc đã nở rộ rồi nhé. Điểm cộng tuyệt vời của loại này là nó tỏa hương hết trong 1 lần nấu, nên uống thì thơm cực kì. Nhưng nhược điểm thì loại này hay dùng chất kích bông, để nó ra hoa đồng loạt để mà thu hoạch, với lại hoa sau đó rất dễ bị chua nếu không dùng chất bảo quản.
À mà quên, loại nở rộ không quá thích hợp với pha trà uống, thích hợp với mấy bạn nấu sâm thôi, vì châm nước lần 2-3 là nó nhạt tuếch và không còn mùi hương nữa vì đã ra hết hương thơm ở lần đầu.
Tác dụng của trà hoa cúc là gì
Có thể nói trà hoa cúc là một trong những dược liệu, thảo mộc hiếm hoi được cả y học phương tây lẫn y học cổ truyền công nhận vừa thừa nhận những công dụng chung của nó đối với sức khỏe con người chúng ta, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng sử dụng nếu cần nhé.
Trà hoa cúc giúp lợi sữa
Trước hết phải nói đến lợi ích từ trà hoa cúc giúp lợi sữa cho mẹ bầu, giúp cân bằng nội tiết tố khi mang thai làm mẹ bầu trong thời kì này rụng tóc, nổi mụn nhiều và stress thường xuyên, chỉ cần ngụm trà hoa cúc sẽ giúp mẹ bầu khắc phục được những vấn đề này.
Còn đối với thai nhi, sữa mẹ được tổng hợp từ các nguồn thực phẩm mẹ bầu sử dụng, mà hầu hết thực phẩm bổ đều có tính nóng, dễ dẫn đến trẻ nhỏ bú mẹ rất hay bị lang beng, lác đồng tiền, chàm sữa, rôm sẩy hay phát ban. Mà trà hoa cúc có công dụng thanh nhiệt cả cơ thể mẹ lẫn nguồn sữa mẹ, nhờ đó ngăn ngừa luôn nguy cơ trẻ bị phát bệnh sau này cực kì hữu hiệu.
Nhưng đổi lại, tốt thì tốt, nhưng các mẹ chỉ nên tuân thủ tuần 3 lần, cách 1 ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 tách trà hoa cúc là được nhé. Lạm dụng nhiều sẽ dẫn đến tử cung của mẹ bầu bị co bóp, dễ dẫn đến đau bụng và sinh non ấy.
Trà hoa cúc trị mất ngủ
Quả thật là trà hoa cúc có thể trị mất ngủ đấy các bạn ạ, nhất là các bạn căng thẳng tột độ trong công việc, đi ngủ mà đầu cứ căng như dây đàn, khó lắm mới vào giấc ngủ được, mà ngủ được thì lại hay trằn trọc, ngủ không sâu, không thẳng giấc. Bạn nào mà đang gặp vấn đề này thì làm 1 ngụm trà hoa cúc nóng hổi trước khi ngủ 30-60 phút sẽ giúp đầu óc và các dây thần kinh dãn nở ra, giúp ngủ ngon lắm luôn ấy.
Trà hoa cúc giúp giảm cân
Điều thú vị mà có lẽ mấy bạn tròn tròn mũm mĩm như mình cực thích đó là trà hoa cúc có thể hỗ trợ giảm cân tốt lắm đó các bạn ạ. Nó hoàn toàn không có giảm cảm giác ham muốn thèm ăn của chúng ta, mà thay vào đó giúp đánh tan mỡ bụng dư thừa, đốt cháy calo tốt hơn, đồng thời còn thanh lọc mỡ máu trong người cực kì hiểu quả nữa.
Thành ra tối đa 1 tháng nó chỉ giúp chúng ta giảm tự nhiên được 0.5kg thôi, nhưng phải nói đây là tin cực tốt nhé vì chúng ta hoàn toàn không phải vận động gì cũng giảm được đấy các bạn ạ.
Tác dụng giảm đau kinh nguyệt từ trà hoa cúc
Như đã viết ở khúc trà hoa cúc giúp lợi sữa ở trên, một trong những đặc tính của trà hoa cúc đó là giúp chị em giảm co bóp nếu dùng ít và hợp lý (còn lạm dụng quá liều nó sẽ bị tăng mạnh co bop), nhờ đó làm giảm cơn đau thắt cơ tử cung, đồng thời làm dịu hẳn những cơn đau từ kinh nguyệt.
Ngăn ngừa ung thư từ trà hoa cúc
Một số nhóm chất flavonoid được các nhà nghiên cứu phương tây phát hiện ra là chất apigennin, hesperidin có thể kháng ung thư khá hữu hiệu. Tuy hàm lượng trong trà hoa cúc cực kì thấp, nhưng thói quen uống tuần 3 lần sẽ giúp bạn phòng chống nguy cơ ung thư tuyến giáp và tuyến vú cực kì tốt luôn ấy cả nhà.
Giải nhiệt từ trà hoa cúc
Tác dụng quan trọng giải nhiệt, mát gan, tiêu độc là một trong những công dụng được mọi người ưa chuộng nhất. Có lẽ các bạn đã biết, hầu hết những thứ thanh mát, tốt cho cơ thể đều không có ngon, mà ngược lại nó rất dở, nhưng trà hoa cúc nó cực thơm và ngon luôn, mà công dụng làm mát gan, làm mát cơ thể cực kì hữu hiệu, nhờ đó giảm nhiệt miệng, mụn nhọt rất tốt nhé.
Những cách pha trà hoa cúc ngon chuẩn vị
Ngoài phong cách pha trà hoa cúc nguyên vị ra, bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo ra khẩu vị phù hợp và lý tưởng nhất cho mình. Bạn nào mà thấy cái nào cũng như cái nào và lười như mình thì có thể gộp tất cả trong 1 như mình nhá ahihi (mình gọi là trà hoa cúc ngũ vị):
Cách làm trà hoa cúc đường phèn
Cơ bản thì món trà hoa cúc đường phèn sẽ có độ ngọt thanh hơn, không bị gắt cổ nên được mọi người ưa chuộng hơn rất nhiều so với đường cát. Bên cạnh đó, cảm giác trông đợi đường phèn tan từ từ, vị nước càng uống càng thấy ngọt như thế này cũng hay phết, thay vì đường cát ngọt lúc đầu, lúc sau nhạt tuếch thì chán chết đúng không?
Chuẩn bị:
- 10 bông cúc nụ.
- 10-30 viên đường phèn bi (hoặc 10-30gr).
- 500ml nước sôi.
Cách pha:
- Cho bông cúc nụ vào ly sứ.
- Đổ nước sôi vào tráng đều trong 5-10 giây rồi chắt đổ nước đầu (nhớ giữ lại hoa cúc).
- Tiếp tục cho nước sôi vào và đậy nắp lại, hãm trà trong 15 phút cho cúc nở ra hết.
- Giờ mở nắp ra, cho đường phèn bi vào khuấy đều và thưởng trà thôi.
Như mình đã nói, cái thú của uống trà hoa cúc đường phèn nằm ở chỗ uống khi đường chưa tan, nhấp từng ngụm từng ngụm đảm bảo bạn sẽ mê mẩn luôn cái cảm giác càng uống càng ngon càng ngọt này. Đã lắm luôn ấy, bạn nên thử 1 lần trong đời nha, văn chương của mình hơi kém nên không lột tả được cảm giác ấy toàn vẹn cho các ban được, mong cả nhà thứ lỗi nhé.
Cách pha trà hoa cúc mật ong
Bạn nào muốn cảm giác ngọt thanh hoàn toàn, không quá ngọt lại có vị đạo rất riêng, ngọt khá dịu dàng thì nên tham khảo ngay cách pha trà hoa cúc mật ong này, nhớ là khâu kiếm mật ong không tẩm đường là đặc biệt quan trọng nhé.
Chuẩn bị:
- 10 nụ hoa cúc .
- 1 muỗng canh mật ong.
- 500ml nước.
Cách pha:
- Cho hoa cúc vào ly thủy tinh cách nhiệt.
- Rót nước sôi vào lắc đều rồi chắt bỏ nước đầu.
- Tiếp tục rót nước sôi vào và đậy nắp lại, hãm đúng 15 phút là ok.
- Giờ bạn rót mật ong lên khuấy đều và thưởng thức thôi nào.
Lời khuyên, bạn nào lựa chọn cách pha trà hoa cúc mật ong này thì nên uống từ 7-10 giờ sáng thì sẽ phát huy công dụng tốt nhất của nó, giúp cả ngày tinh thần của chúng ta luôn minh mẫn, sáng suốt, chịu được sức ép của công việc mà không lo bị stress hoặc căng thẳng (nhưng nhớ là phải ăn gì lót dạ trước để tránh bị sót ruột sau khi uống trà nhé).
Cách pha trà hoa cúc táo đỏ
Đối với cách pha trà hoa cúc táo đỏ chúng ta có 2 lựa chọn khá tương tự khi bạn quyết định dụng đường phèn thay vì đường cát. Nếu bạn nào thích ăn cái, hoặc uống theo ấm trà và thích cảm giác châm nước trà lần 3-4 thì nên lựa trọn táo đỏ nguyên trái, như vậy càng uống về sau nước trà càng ngọt, mà nó ngọt kèm theo hương vị của táo nên ngon lắm.
Còn bạn nào muốn nhanh, gọn, lẹ mà không thích đợi lâu thì nên chọn táo cắt lát nhé, nó sẽ ra nước nhanh hơn, nhưng đổi lại hậu vị sẽ có vị chua nhẹ, không có kiểu càng uống càng ngọt càng ngon đâu nhé.
Chuẩn bị:
- 10 bông cúc nụ.
- 5 quả táo đỏ (size tiểu là ok).
- Hoặc 30 táo lát.
Cách pha:
- Rửa sơ táo đỏ hoặc táo lát rồi để ráo nước.
- Cúc nụ, táo đỏ cho vào ly.
- Rót nước sôi vào tráng đều rồi chắt đổ nước đầu đi.
- Tiếp tục rót nước sôi lần 2 và đậy nắp lại, hãm trà 15 phút là dùng được.
Lưu ý quan trọng nha, như đã nói ở trên, cách pha trà ho cúc táo đỏ này bạn nào dùng táo nguyên trái thì có thể pha nước lần 3, lần 4 để dùng từ từ. Còn bạn nào dùng táo cắt lát thì công thức như vậy là 1 ly thôi đó nhé.
Trà hoa cúc kỷ tử giải nhiệt
Kỷ tử có tác dụng bổ mắt, dưỡng tâm, an thần, dễ ngủ và bổ huyết, kết hợp với trà hoa cúc thì thôi rồi, ngủ tới sáng luôn, không lo ai phá rối giấc ngủ của bạn đâu nha. Nhưng đặc biệt, bạn cần lựa kỷ tử không ngâm đường nhé, loại này sẽ có vị chua nhẹ, ngọt cực ít, chứ không có đậm vị ngọt hoàn toàn đâu, nhưng uống ngon.
Chuẩn bị:
- 10 bông cúc nụ.
- 15 trái kỷ tử khô.
- 1 thìa mật ong.
Cách pha:
- Rửa sơ kỷ tử cho sạch và để ráo nước.
- Cho bông cúc vào ly.
- Đổ nước sôi đầu vào tráng rồi chắt bỏ nước đầu.
- Cho kỷ tử vào, tiếp tục đổ nước sôi vào và đậy nắp, hãm trà 15 phút.
- Kế đó mở nắp ra, cho 1 thìa mật ong vào cho có vị ngọt thành là xong.
Bạn nào muốn thử cảm giác chua nhẹ, chát nhẹ, ngọt dịu và hương thơm vốn có tự nhiên của hoa cúc thì khỏi cho mật ong, đảm bảo không chưa quá đâu, mà nó sẽ ra nước ngọt cũng ok lắm. Lưu ý là cách pha trà hoa cúc kỷ tử giải nhiệt ở trên là cho 1 người uống nhé, chăm nước vào lần 2 là nó nhạt tuếch luôn nấy. Nếu bạn nào muốn biết trà hoa cúc mua ở đâu thì có thể tham khảo bài này ở phần trước của mình nha bảo đảm an toản nhất cho bạn luôn.
Bảo quản trà hoa cúc đúng cách
Để bảo quản trà hoa cúc thì mình có test thực tế ở nhiều môi trường khác nhau, có môi trường để lâu chút xíu là nó có sâu rất nhiều, có môi trường thì để lâu sẽ bay hết hơi, nhưng lại có môi trường để càng lâu càng uống ngon. Mời cả nhà tham khảo thử mấy cách bảo quản trà hoa cúc mà mình test thực thế nhé:
- Để nguyên trong bao bì mà bên shop Bách Hóa Xe Lam mình đóng gói và đậy kín sau mỗi lần sử dụng, thì trung bình sẽ giữ được thêm 7-8 tháng nữa.
- Nếu bạn muốn giữ lâu hơn trong điều kiện như thế, tốt nhất 1 tháng 1 lần, bạn nên chịu khó lấy ra phơi nắng 15-30 phút thì ít nhất bạn sẽ giữ được tới 12-15 tháng lận đó.
- Để ở nơi ẩm thấp thì tỉ lệ sâu bông sinh ra cực nhiều, trung bình chỉ để tầm 3-4 tháng là bắt đầu xuất hiện sâu bông cắn tan nát đống trà hoa cúc của chúng ta rồi các bạn. Gặp trường hợp này thì lấy ra phơi nắng trên các sàng thiệt là lớn nhé, lâu lâu đảo 1 lần thì ít nhất cũng cứu được đống trà hoa cúc của chúng ta thêm 3-4 tháng nữa.
- Còn bảo quản trà hoa cúc trong ngăn mát tủ lạnh thì sẽ giữ được trung bình 18-24 tháng, nhưng mình pha trà nó không còn tỏa hương thơm quyến rũ như lúc chưa bỏ vào ngăn mát nữa, mà kiểu kiểu nó bị kiềm chế hương thơm ấy, uống cảm giác nó khang khác rất khó chịu không nói nên lời ...
Như các bạn đã thấy, bảo quản trà nụ hoa cúc cực kì dễ, gần như chỉ phải tốn công phơi nắng 1 tháng 1 lần là bạn tha hồ dùng được cả năm trời mà không cần dùng đến tí xíu chất bảo quản nào hết, cực kì an toàn cho sức khỏe luôn nha.
Những câu hỏi về trà hoa cúc
Dưới đây mình đã tổng hợp những thắc mắc chung của tất cả mọi người về trà hoa cúc, trong đó có mình lúc đầu nữa, tuy chỉ là những nhận xét cảm tính của mình, nhưng với kinh nghiệm hơn 3-4 năm dùng trà hoa cúc rồi, mình tin nó sẽ rất hữu ích đối với các bạn đó.
Ai không nên uống trà hoa cúc
Đối với ai không nên uống trà hoa cúc, thì mình thấy bản chất của hoa cúc là tính hàn, thanh nhiệt, thành ra những bạn nào đúng trường hợp dưới đây thì nên hạn chế hoặc không nên dùng trà hoa cúc nhé:
- Người có tính hàn.
- Người có huyết áp thấp.
- Bà bầu thì chỉ nên dùng tối đa 2-3 lần 1 tuần, cách 1 ngày dùng 1 lần, 1 lần 1 tách 200ml.
- Người dị ứng với hoa cúc.
- Người bị rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra còn những đối tượng khác nữa, nhưng mình chưa chứng thực thực tế được, nên thôi mình không liệt kê vào đây. Bạn nào có kiến giải khác cứ việc comment bên dưới, mình sẽ tranh thủ bổ sung và cập nhật lại cho các bạn khác cùng tham khảo nhé.
Nên dùng trà hoa cúc lúc nào
Theo mình, việc nên dùng trà hoa cúc lúc nào mình tạm chia thành các nhóm công việc và đối tượng khác nhau, cũng như mục đích khác nhau để sử dụng trà hoa cúc cho hợp lý nhất nhé. Bạn tham khảo bên dưới này:
- Người muốn giảm cân, thì nên uống 1 tách trà hoa cúc vào mỗi sáng, sẽ giúp cơ thể chúng ta làm tan mỡ thừa trong ngày cực tốt luôn.
- Muốn giảm đau bụng kinh thì nên dùng vào buổi trưa và tối.
- Muốn thanh nhiệt và giảm stress thì nên dùng vào buổi trưa.
- Muốn dễ ngủ, lợi sữa cho bà bầu thì nên dùng buổi tối sau khi ăn và trước khi ngủ 50-60 phút.
CÒn bạn nào thích hưởng thụ cuộc sống thì muốn uống lúc nào cũng được, nhưng nên nhớ là hạn chế tối đa 1 ngày 1-2 lần thôi, đừng lạm dụng, tối đa dùng liên tục 7 ngày thì nên để cơ thể nghỉ ngơi, cái gì lạm dụng quá cũng không tốt.
Những tác dụng phụ từ trà hoa cúc
Cái gì cũng có ưu và nhược điểm hết các bạn ạ, không phải cái gì tốt thì bạn mặc định uống quá trời quá đất đâu nha, mà phải canh liều lượng chứ không nó sẽ sinh ra một số tác dụng phụ không mong muốn đâu. Dưới đây là một trong những tác dụng phụ thực tế từ trà hoa cúc mà mình từng gặp phải từ người thân, bạn bè và từ trải nghiệm của chính bản thân mình:
- Mấy lúc mình ăn kiêng giảm cân, nên không ăn cơm, chỉ ăn mấy món lặt vặt, nghĩa là mình đang bị tuột đường huyết âm thầm mà mình không biết, đã vậy mình còn chạy bộ mỗi tuần 6 lần nữa, cường độ chạy 1 lần cũng 90 phút. Do mặt mụn quá nên mình kết hợp uống trà hoa cúc ngày 3 lần, ngày nào cũng uống, liên tục 1 tháng là mình té xỉu trong toilet luôn, do tuột đường huyết và tuột huyết áp, vì thế các bạn cần thận.
- Từ trường hợp của mình, mình thấy ai có thân nhiệt thấp, tính hàn, người lúc nào cũng mát rười rượi thì hạn chế hoặc không nên dùng trà hoa cúc luôn. Vì cơ bản là trà hoa cúc có tính hàn, bạn càng uống càng làm hạ thân nhiệt và huyết áp của mình đó, mà tuột huyết áp thường là té xỉu, chứ ít có biểu hiện sây sẩm mặt mày, đau đầu như lên huyết áp đâu nhé.
- Bà bầu nào có thân nhiệt thấp thì cũng không nên dùng trà hoa cúc, có nhiều bài viết đông y mình đọc cho thấy có hiện tượng sinh non nếu các mẹ lạm dụng quá nhiều đó, mình khuyên tối đã cũng chỉ dùng 1-2 lần 1 tuần thôi, mỗi lần 1 tách hoặc chai 300ml là ok rồi, đừng dùng quá nhiều.
Đây là những trường hợp khá hi hữu mà mình từng phát hiện, còn những tác dụng phụ khác như trên những bài viết khác có đề cập thì mình chưa gặp, nên cũng không có đề cập ở đây, nhưng các bạn có thể tham khảo thêm nếu muốn nhé.
Những lưu ý khi dùng trà hoa cúc
Có trường hợp bị ngộ độc do thói quen pha trà bằng ấm và túi lọc, tuy chỉ xảy ra những sự cố ngoài ý muốn thôi, tình trạng cũng không nặng, chỉ là bị nôn mửa, tiêu chảy, sây sẩm mặt mày, nhưng các bạn gặp những trường hợp dưới đây cũng nên phòng bị nhé:
- Trước khi bỏ hoa cúc vào bạn cần xem xem hoa cúc có mùi lạ không, còn thơm không.
- Nếu thấy có mùi lạ, cháy đen hoặc nổi mốc hoặc có mùi hắc gây đau đầu thì nên bỏ đi.
- Khi pha trà, nước đầu bạn nên tráng nước sôi và khuấy đều lên, rồi chắt bỏ nước đầu để loại bỏ sạn thì khi uống sẽ ngon miệng hơn.
- Nước sôi thứ 2 thì bạn nên đậy nắp lại và hãm trà ít nhất 15 phút để nó tỏa hương và thấm đều ly trà nhé.
- Đối với trà nụ hoa cúc thì bạn có thể châm nước trà thêm 3-4 lần nữa vẫn có hương thơm rất ok nhé.
Phía trên là tất cả những gì mình biết về trà hoa cúc, từ phân loại, công dụng, cách pha trà, bảo quản ra làm sao, cùng những tác dụng phụ, lưu ý mà mình đã từng trải qua và đút kết được, bài hơi dài nhưng mong rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với những bạn đang cần nắm rõ thông tin về hoa cúc.